Mắt nhìn ánh sáng bị chói là tình trạng gì?
Mắt nhìn ánh sáng bị chói là tình trạng xảy ra khi lượng ánh sáng quá mạnh đi vào mắt, vượt quá khả năng kiểm soát của mắt. Khi ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn pha của xe vào ban đêm chiếu trực tiếp vào mắt sẽ khiến mắt bị mờ và chói.
Có hai kiểu chói mắt đó là:
– Chói mắt khó chịu: tình trạng này xảy ra khi mắt bị một nguồn sáng quá mạnh chiếu vào khiến chúng ta cảm thấy khó chịu phải che mắt, nhắm mắt lại hoặc nhìn đi chỗ khác.
– Chói mắt gây mất tầm nhìn: tình trạng này có thể xảy ra khi mắt tiếp xúc với các nguồn ánh sáng ở mức độ thông thường. Tình trạng chói mắt này làm giảm khả năng nhìn của chúng ta, làm giảm độ tương phản khiến mắt khó nhìn rõ các vật thể.
Chói mắt là phản ứng bình thường khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh, tuy nhiên một số vấn đề/bệnh về mắt khác cũng có thể là nguyên nhân khiến mắt nhìn ánh sáng bị chói. (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân gây chói mắt là gì?
Chói mắt là phản ứng bình thường khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh, tuy nhiên một số vấn đề/bệnh về mắt sau đây có thể là nguyên nhân khiến mắt nhìn ánh sáng bị chói:
– Bệnh bạch tạng ở mắt: bạch tạng mắt thường xuất hiện ở nam giới và là hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể X. Người bị bạch tạng ở mắt thường sợ ánh sáng, thị lực bị suy giảm và thậm chí có thể bị rối loạn thị giác.
– Tật dị mống mắt: đây là một chứng rối loạn di truyền. Người mắc bệnh này bị hỏng giác mạc bẩm sinh, người mắc có thể bị mù và đôi mắt của họ trông rất quái dị.
– Đục thủy tinh thể: thông thường thủy tinh thể của mắt rất trong khiến ánh sáng có thể dễ dàng đi qua. Tuy nhiên, khi mắc đục thủy tinh thể, tầm nhìn của bạn sẽ không còn rõ ràng và việc tiếp nhận ánh sáng cũng bị ảnh hưởng. Đây có thể là nguyên nhân khiến mắt nhìn ánh sáng bị chói.
– Thoái hóa điểm vàng: là tình trạng thoái hóa các tế bào điểm vàng làm giảm thị giác và làm suy yếu sự tương phản ánh sáng của mắt.
– Viêm màng bồ đào: là tình trạng sưng và kích ứng (viêm) bên trong mắt như viêm mống mắt
– Bệnh loạn dưỡng giác mạc di truyền: như bệnh viêm võng mạc sắc tố
– Các vấn đề về mắt ảnh hưởng đến bề mặt phía trước của mắt: như viêm kết mạc, khô mắt hoặc các vấn đề về giác mạc.
Ngoài ra, phẫu thuật mắt bằng phương pháp radial keratotomy, LASIK và PRK có thể là lý do gây ra tình trạng chói mắt. Bên cạnh đó, một số tật khúc xạ như cận thị, loạn thi hay viễn thị cũng có thể khiến mắt bị chói khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng như mắt nhìn ánh sáng bị chói, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt để sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn gây ra tình trạng chói mắt của bạn.
Đọc thêm:
– Làm sao để mắt cận hết lồi? Những cách khiến mắt hết lồi khi bị cận thị
– Mắt bị đỏ tròng trắng là gì? Những thông tin về mắt bị đỏ tròng trắng người bệnh nên biết
Cách khắc phục tình trạng mắt nhìn ánh sáng bị chói
Các phương pháp khắc phục và điều trị tình trạng chói mắt bao gồm:
– Điều chỉnh tầm nhìn: Nếu bạn bị mắc các tật khúc xạ như cận thị hay viễn thị, mắt của bạn thường nhạy cảm với ánh sáng và hay gặp phải tình trạng chói mắt. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể đeo kính hoặc kính áp tròng phù hợp với độ cận/viễn.
– Nếu bạn mắc đục thủy tinh thể khiến mắt nhìn ánh sáng bị chói, phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục có thể sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng đó và phục hồi phần nào thị lực.
Thêm vào đó, để hạn chế nguy cơ mắc phải tình trạng chói mắt, bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như:
– Không hút thuốc
– Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia
– Đeo kính khi ra ngoài trời nắng để bảo vệ mắt
– Duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh
– Đeo kính an toàn khi dùng khoan, búa hay các công cụ điện
– Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
– Kiểm soát huyết áp và cholesterol
– Kiểm soát lượng đường huyết dưới mức cho phép nếu bạn mắc bệnh tiểu đường
– Đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu bạn nhìn ánh sáng bị chói
Tóm lại, mắt nhìn ánh sáng bị chói là phản ứng bình thường khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Tuy nhiên, nếu ban ngày khi tiếp xúc với ánh sáng bình thường mắt bạn vẫn bị chói, bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác về mắt.
Nguồn tham khảo:
Light sensitivity (photophobia)
Why Do I See Halos Around Lights?
HOW DO SUPPLEMENTS HELP WITH GLARE?
Halos and Glare: Why Can’t I See Well at Night?